Trẻ sơ sinh là lứa tuổi cực kỳ nhạy cảm về vấn đề sức khỏe, bởi vậy các mẹ rất chăm sóc cẩn thận. Chăm sóc cho trẻ cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách chăm sóc trẻ sơ sinh ra sao.
Chăm sóc trẻ sơ sinh với bước
Chăm sóc da cho bé
Thời điểm này da bé rất nhạy cảm, mỏng nên ba mẹ cần chú ý, cẩn thận. Khi bé ra đời, cơ thể bé được bao bọc bở lớp chất “gây”, làm giữ nhiệt và bảo vệ bé. Vì vậy ngay sau khi sinh, mẹ không nên làm sạch chất “gây” này. Nhưng sau khoảng 24- 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày. Do lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra khiếm khuyết da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.
Chăm sóc giấc ngủ của bé
Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Trước tiên mẹ cần phải để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé. Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể lật nghiêng qua một bên hay nhổm đầu, ba mẹ đừng lo lắng khi thấy bé xoay người khi ngủ, điều đó chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho mình.
Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh
Nhiều gia đình thường hay rung lắc nhằm giúp bé dễ ngủ hơn nhưng cần hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương. Trong phòng thì luôn giữ nhiệt độ là 26 độ C. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Lạnh quá sẽ dễ bé bị cảm, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ để giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng.
Chăm sóc vệ sinh cho trẻ
Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.
Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.
Không nên tắm cho bé bằng gì?
Không nên tắm cho bé bằng chanh bởi vì trong chanh có axit. Chỉ cần mẹ kỳ cọ cho bé một chút cũng có thể khiến cho bé bị xót và rát da. Bé hay cho tay vào dụi mắt và miệng, sẽ khiến bé cảm thấy cay mắt và đắng miệng. Nhiều mẹ lấy chanh gội đầu cho bé nhưng không lọc bã tép ra. Bé sẽ gặp tình trạng bị dính vào tóc khiến tóc bết và bẩn. Tạo nên môi trường dễ mọc rôm sảy và cứt trâu,….
Không tắm cho bé bằng một số loại lá. Không phải bất cứ trẻ nào cũng thích hợp tắm với lá, bởi vậy không nên tắm những loại lá cho trẻ như: lá khế, ngải cứu, lá lốt,… Các loại lá này thường mang trong mình rất nhiều vi khuẩn, thuốc tăng trưởng,… Cho dù có rửa sạch và đun sôi thì cũng không hết.
Nên cho trẻ tắm bằng gì?
- Tắm với lá: Có một số lá bạn có thể tắm cho bé nhưng chỉ với các bé từ 1 tuổi trở lên mới được dùng. Phải có nguồn gốc đảm bảo sạch sẽ, không chứa các hóa chất.
- Tắm cùng dầu tắm
- Nước đun sôi để nguội
Vệ sinh mũi, tai:
Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.
Vệ sinh móng tay, chân:
Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.
Chăm sóc cân nặng của bé
Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.
Chăm sóc dinh dưỡng
Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.
Tiêm phòng cho trẻ
Ngay sau khi sinh vài giờ, việc tiêm phòng 1 – 2 mũi cho bé là vô cùng quan trọng. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K và chủng ngừa viêm gan B. Vitamin K có tác dụng ngăn rối loạn chảy máu (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), và chủng ngừa viêm gan B – một chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.
Xoa bóp và massage trẻ sơ sinh
Sẽ là một sự tương tác tuyệt vời để tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Hoạt động này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ như:
- Giúp bé thư giãn
- Giúp phát triển sự yên tâm, tin cậy của bé với mẹ, ba
- Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da
- Massage cho bé còn có thể hỗ trợ tiêu hóa
- Massage cũng có giúp cho trẻ sơ sinh giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược
Khi massage cho bé thì phải đảm bảo nhiệt độ phòng đủ ấm. Chỉ tiến hành massage khi bạn cảm thấy thoải mái và bé yên tĩnh. Bắt đầu từ chân và di chuyển nhẹ lên cơ thể, thao tác thì nhẹ nhàng, dứt khoát nhưng mềm mại. Không ấn mạnh lên vùng bụng và ngực bé. Khi xoa bóp để giảm đau bụng cho bé, hãy massage bằng các chuyển động vòng tròn bắt đầu từ phía bên tay phải gần bụng của bé. Sử dụng kem dưỡng da như sorbolene, dầu hạnh nhân. Đây là những loại dầu massage rất có lợi cho da của bé.
Giao tiếp với bé
Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận. Mẹ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.
Một số hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh
Mẹ sẽ thường thấy bé hay bị giật mình, ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.
Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này là hãy làm sạch và mát-xa nhẹ nhàng cho bé. Nhưng tốt hơn cả là bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám.
Nếu mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt hoặc bé bị thâm tím do dụng cụ khi tiến hành lấy thai thì các thì mẹ yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu tiên.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho các mẹ.