từ khóa
#ăn gì để căng da#bài tập đơn giản với xà đơn#Bài Viết Nổi Bật#bệnh thiếu máu#bệnh thiếu máu là gì#body đẹp với bài tập xà đơn giản#cách chọn thảm tập yoga#cách trị mụn#cẩm nang chăm sóc sức khỏe sinh sản#chăm sóc sức khỏe#chăm sóc sức khỏe bà bầu#chăm sóc sức khỏe ban đầu#chăm sóc sức khỏe ban đầu là gì#chăm sóc sức khỏe cộng đồng là gì#chăm sóc sức khỏe là gì#chăm sóc sức khỏe người cao tuổi#chăm sóc sức khỏe người già#chăm sóc sức khỏe nhân dân#Chăm sóc sức khỏe phụ nữ#Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 50#chăm sóc sức khỏe sinh sản#chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ#chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên#chăm sóc sức khỏe tuổi trung niên#chăm sóc sức khỏe vị thành niên#Chăm sóc trẻ sơ sinh#chống lão hóa da#có thể phòng bệnh thiếu máu không#danh sách phòng gym ở hải phòng#danh sách phòng gym tại hải phòng#dấu hiệu bệnh thiếu máu#hướng dẫn xử lý mụn#lão hóa da#máy chạy bộ#máy chạy bộ đa năng#mua thảm tập yoga#ngành chăm sóc sức khỏe là gì#nhạc tập yoga#nhạc thiền#nhạc yoga#phòng gym ở hải phòng#tác hại của bệnh thiếu máu#tập yoga#tập yoga cho bà bầu#tên độc và lạ cho bé#tên hay cho bé#thực phẩm chống lão hóa#thực phẩm mịn da#trị mụn#viêm họng#xà đơnt treo tường

Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

administratorTác giả: administrator11/07/2018
14
Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mang thai là thiên chức thiêng liêng của phụ nữ. Bất kỳ ai cũng mong đứa bé khỏe mạnh từ trong bụng mẹ đến khi chào đời. Những tháng đầu thai kỳ các bà mẹ vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu. Cũng như học hỏi cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng sao cho tốt nhất. Những người mang thai lần đầu không biết nên chăm sóc sức khỏe bà bầu như thế nào cho tốt.

Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Những thay đổi tâm lý của bà bầu

Những tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường không có cảm giác gì đặc biệt. Thậm chí là không biết mình đã mang thai. Sang tháng thứ 2 thì phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như: ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng cũng có người lại không có phản ứng nào.

Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang nên số lần đi tiểu cũng tăng lên. Lúc này thần kinh của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm. Thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tinh thần trở lên bất an, hay lo nghĩ, cũng như nóng nảy hơn.

Sang tháng thứ 3 thì các phản ứng của việc mang thai cũng rõ rệt hơn. Những triệu chứng nôn ói của bà bầu cũng đạt đến cao trào. Thay đổi về ngoại hình khi mang thai: da sẽ mất đi vẻ tươi sáng trở nên sẫm màu. Xung quanh mắt và má cũng bắt đầu có tàn nhang.

Chăm sóc sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ 

Chế độ dinh dưỡng:

Trong những tháng đầu của thai kỳ bà bầu nên cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, sắt, canxi,… Đặc biệt bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc cần thiết. Vì thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoái vị não,… Nói chung sẽ gây dị tật cho thai nhi.  Nhu cầu về axit folic của bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.

Do ốm nghén mà bà bầu nên cần chia nhỏ những bữa ăn trong ngày từ 5 hoặc 6 bữa một ngày. Để tránh những hiện tượng nôn,… Có thể ăn những thực phẩm như: cam, táo, bánh quy,… để hạn chế những tình trạng ốm nghén gây ra. Kìm nén đưa những thực phẩm không tốt vào cơ thể.

Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Trứng cung cấp nguồn protein dồi dào giúp trí não của bé phát triển.
  • Trong súp lơ xanh giàu canxi và vitamin vô cùng có lợi cho sức khỏe bà bầu.
  • Cá cung cấp omega và chất béo giúp giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ.

Bảo vệ giấc ngủ cho bà bầu:

Sự thay đổi hormone khi mang thai, cùng với đó là cảm giác lo lắng khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ. Ngoài ra, ốm nghén cũng là nhân tố gây khó ngủ cho bà bầu trong giai đoạn này.

Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên hạn chế những món ăn liên quan đến chiên, rán đầy dầu mỡ. Thay vào đó bạn nên uống một ly sữa nóng giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn. Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối.

Tư thế ngủ khi mang thai cũng gây nên sự ảnh hưởng trong giấc ngủ. Theo các chuyên gia tư thế nằm ngủ nghiêng sang trái và đặt một chiếc gối mềm sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái. Đặc biệt nằm nghiêng sang trái cũng là tư thế tốt để giúp cho sự phát triển của thai nhi.

Chế độ sinh hoạt

Không chỉ trong 3 tháng đầu mà trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Có thể tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai. Sẽ dễ dàng, nhanh chóng vượt cạn hơn những mẹ bầu khác.

Chăm sóc làn da của bà bầu

Với những tháng đầu thai kỳ da mặt bạn có thể bị “xâm chiếm” bởi những đốm xấu xí. Trong trường hợp này mẹ không nên dùng tay sờ lên mặt hay nặn những nốt mụn. Vì vi khuẩn trên tay có thể khiến cho tình trạng da xấu đi. Các mẹ bầu nên sử dụng những sữa rửa mặt từ thiên nhiên. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da.

Đây cũng là thời điểm mà bạn nên quan tâm về vấn đề rạn da khi mang thai. Khoảng 90% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng này. Bạn nên kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa để tăng độ ẩm cũng đàn hồi cho da.

Tóm lại: Mang thai là một thiên chức lớn lao, niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Trong quá trình mang thai bà bầu nên chú ý về chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của bản thân. Không chỉ mẹ bầu, mà người chồng cũng cần có những kiến thức nhất định về các giai đoạn thai kỳ để có thể chăm sóc bà bầu một cách hiệu quả và khoa học nhất.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *