Điện là một nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn điện không đúng cách hoặc chủ quan, không cẩn thận thì đây lại là yếu tố làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí là thiệt hại đến tính mạng con người. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn khi sử dụng điện trong gia đình là điều vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng đều nên nắm rõ.
Đặc biệt, trong thời điểm mà các sự cố chập cháy ngày càng gia tăng như hiện nay. Đã gây ra nhiều sự việc đáng tiếc khiến hàng chục người thiệt mang và bị thương. Nên để đảm bảo tuyết đối cho bản thân và gia đình. Bạn nên có những mẹo và giải pháp phòng ngừa các sự cố chập cháy đúng cách, phù hợp.
Tình trạng chập cháy điện hiện nay
Thời gian gần đây, các sự cố chập cháy điện đang có chiều hướng gia tăng bất ngờ khiến nhiều trường hợp thương vong đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt là chỉ trong vài ngày gần đây, cả nước đã liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy lớn (chưa kể tới các vụ chảy nhỏ) khiến hàng chục người đã tử vong, trong đó bao gồm cả người dân và các cán bộ PCCC.
Cụ thể, 3 vụ chập cháy điện lớn, nguy hiểm trong thời gian gần đây có thể kể đến như sau:
1/ Vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương 32 người chết
Vào khoảng 20h15 ngày 6/9 tại cơ sở kinh doanh karaoke An Phú có địa chỉ ở 166C đường Trần Quang Diệu, khu phố 1A, phường An Phú, thành phố Thuận An đã xảy ra vụ cháy lớn.
Nhận được tin báo cháy, Công an thành phố Thuận An và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Bình Dương nhanh chóng tiếp cận hiện trường chữa cháy, cứu nạn đưa 22 người ra khỏi đám cháy an toàn.
Đến 21h30 cùng ngày, đám cháy được khống chế. Công tác cứu hộ cứu nạn được tiến hành khẩn trương. Đến chiều 7/9, 32 nạn nhân tử vong lần lượt được tìm thấy, đưa ra khỏi hiện trường.
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định nguyên nhân của vụ cháy là do chập điện trên trần tầng 2 của quán karaoke này. Do cơ sở được thiết kế xây dựng với nhiều vật liệu dễ cháy nên đám cháy bùng phát nhanh, rất khó khăn trong công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Nguồn: vtv.vn
2/ Vụ cháy khiến 3 mẹ con tử vong ở Thanh Oai
Tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội vào chiều 10/9 đã xảy ra vụ cháy xưởng chăn ga, đệm khiến 3 mẹ con tử vong.
Trước đó, khoảng 16h30’ ngày 10/9, ngọn lửa xuất hiện và nhanh chóng thiêu rụi phần nhà xưởng chăn ga, đệm và lan sang nhà ống liền kề cao 3 tầng, mặt sàn khoảng 50m2
Sau khi nhận được thông tin, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an huyện Thanh Oai, Công an quận Hà Đông và Công an TP Hà Nội đã triển khai lực lượng, điều động 5 xe chữa cháy, 1 xe téc nước xuống hiện trường, tổ chức chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
Đến 17h26’ cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, vụ cháy đã khiến 3 mẹ con chị Vũ Thị V (SN 1993), Nguyễn Trọng G.H (SN 2017), Nguyễn K.A (SN 2018) bị bỏng nặng. Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ đã đưa các nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó, nhưng các nạn nhân đã tử vong vào tối cùng ngày.
Nguồn: cand.com.vn
3/ Cháy quán karaoke ở Đồng Nai
Chiều 11/9, một vụ cháy xảy ra tại quán karaoke Yến Nhi, ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 11/9, khói bất ngờ bốc lên ngùn ngụt tại quán karaoke Yến Nhi. Ngay khi xảy ra cháy, rất nhiều người trong quán đã chạy thoát ra ngoài.
Nhận tin báo, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Đồng Nai đã huy động các xe cứu hoả tới hiện trường. Đến gần 20h, công tác chữa cháy, cứu người vẫn đang được triển khai. Theo báo Người lao động, một đội triển khai công tác đục tường để xem xét bên trong để cứu người, mặt khác triển khai tiếp cận ở mặt tiền của quán.
Lực lượng phòng cháy chữa cháy đã huy động 6 xe cứu hoả cùng khoảng 100 người gồm gồm xã đội, công xã, dân phòng, PCCC huyện và tỉnh thay phiên làm nhiệm vụ, dập tắt đám cháy trong vòng 1 tiếng. Rất may vụ việc không có thiệt hại về người.
Nguồn: vtv.vn
Tổng hợp 10 mẹo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình
Ngoài 3 vụ hỏa hoạn lớn trên đây thì trên cả nước đã có rất nhiều vụ cháy lớn khác xảy ra, gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
Chính vì vậy, để phòng ngừa những sự cố về cháy điện không đáng có xảy ra, cũng như bảo đảm tuyệt đối cho sự an toàn cho chính bản thân và gia đình. Bạn nên nắm rõ về các biện pháp an toàn khi sử dụng điện trong gia đình.
Và cụ thể dưới đây sẽ là tổng hợp 10 mẹo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình mà bạn nên biết. Chắc chắn sẽ giúp bạn phòng ngừa và giảm thiểu đáng kể các sự cố chập cháy điện trong quá trình sử dụng.
1/ Lựa chọn thiết bị đóng ngắt điện phù hợp
Bạn nên chú ý tới việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị đóng cắt điện an toàn phải phù hợp với công suất điện sử dụng, nên có nắp đậy che kín phần mang điện.
Ngoài ra, nên lắp thêm thiết bị chống rò rỉ điện để phòng tránh các sự cố nguy hiểm tiềm ẩn
2/ Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện đúng cách
Một trong những nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện gia đình đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó là lưu ý việc lắp đặt mạch điện của các thiết bị đúng cách.
Khi lắp đặt thì cần phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có sự cố chập điện, hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hoả do điện.
Thiết bị bảo vệ đóng ngắt điện cũng cần được lắp đặt trên dây pha. Tốt nhất nên lắp đặt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.
3/ Chú ý vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, ổ điện
Để đảm bảo tốt nhất việc an toàn khi sử dụng điện trong gia đình, vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện nên lắp ở nơi cao ráo, đảm bảo việc thuận tiện khi sử dụng.
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc nhà nằm trong vùng hay bị ngập nước thì cần lưu ý lắp đặt cao hơn nền và sàn nhà ít nhất là 1,4 mét.
4/ Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện
Tuyệt đối không chạm vào những vị trí đang có điện nguồn điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ nối dây, dây điện trần…
Khi sử dụng các thiết bị hoặc công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) cần phải mang găng tay bảo hộ cách điện hạ thế để không bị điện giật nếu công cụ bị rò điện.
5/ Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc
Việc vừa sạc vừa sử dụng điện thoại, laptop… có lẽ là việc làm ai cũng từng mắc phải. Nhưng trên thực tế đã có không ít trường hợp cháy nổ đáng tiếc xảy ra đối với việc làm này.
Bởi vậy, người dùng không vừa sử dụng vừa sạc điện thoại. Sau khi sạc xong thì cần rút dây cắm sạc ra để tránh các sự cố cháy nổ bất ngờ. Đồng thời điều này vừa giúp hạn chế việc gây nguy hiểm nếu như gia đình có trẻ nhỏ vô tình nghịch tới hoặc chạm vào dây sạc.
6/ Chú ý khi lắp đặt các thiết bị điện
Tuyệt đối không lắp đặt các thiết bị điện trong gia đình ở những vị trí hay bị ẩm ướt, ngập nước, không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần các đồ vật dễ cháy nổ.
Cần tiến hành nối đất vỏ kim loại cho các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, bếp điện, máy giặt,… để phòng tránh các trường hợp chập cháy điện.
7/ Nên sử dụng các thiết bị điện chất lượng
Các dây điện trong nhà phải được đặt bên trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải dễ dẫn đến chập cháy.
Đồng thời không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém.
8/ Kiểm tra hệ thống đường điện
Trong quá trình sử dụng, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đường dây điện. Đồng thời, kiểm tra các thiết bị đóng ngắt, bảo vệ điện như: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm,… và các thiết bị điện trong nhà.
Bên cạnh đó, tốt nhất là hãy ngắt nguồn điện của các thiết bị khi không sử dụng để đảm bảo tối đa việc đề phòng cháy nổ, chập điện.
Trong trường hợp dây dẫn điện bị đứt, tróc vỏ cách điện hay các thiết bị, đồ dùng điện bị hư hỏng. Thì cần tiến hành thay thế hoặc sửa chữa kịp thời. Nếu muốn tự sửa cần đặc biệt chú ý tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình sửa chữa điện hoặc tốt hơn hết là bạn nên liên hệ tới thợ sửa điện tại nhà chuyên nghiệp để được giúp đỡ.
9/ Bảo trì thiết bị điện định kỳ
Nguyên lý hoạt động chung của các thiết bị đồ điện gia dụng là đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu như sản phẩm không đảm bảo đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì điều này sẽ rất nguy hiểm. Bởi vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra, sửa và thay thế ngay nếu phát hiện thiết bị hư hỏng. Nhằm tránh việc dẫn đến những nguy hiểm cháy nổ, hở điện gây điện giật chết người…
Nếu bảo trì, hay sửa chữa các thiết bị điện gia đình mà bạn không chắc chắn về độ an toàn hoặc không có đầy đủ dụng cụ bảo hộ thì không nên tự mình sửa chữa. Mà hãy nhanh chóng liên hệ với dịch vụ sửa chữa điện nước chuyên nghiệp đến để xử lý.
10/ Khi có trời mưa, sấm sét, ngập nước
Trong những ngày trời mưa, có sấm sét hoặc bị ngập nước, bạn cần phải nhanh chóng tách cáp an-ten ra khỏi tivi để tránh sét lan truyền, rút phích cắm điện cho các thiết bị như: tivi, máy tính,… ngắt điện.
Nếu như bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường,… Hãy nhanh chóng ngắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn.
Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện. Tay ướt hoặc có mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.
Như vậy, trên đây là tổng hợp 10 cách an toàn khi sử dụng điện trong gia đình. Hy vọng những mẹo nhỏ này sẽ có ích cho bạn trong việc phòng ngừa sự cố cháy điện và đảm bảo an toàn tuyệt đối khi dùng các thiết bị cho chính bản thân và gia đình.