Nói đến dân văn phòng ai cũng nghĩ đến những “đối tượng” siêu lười vận động. Không phải vì họ không chịu vận động mà công việc và thời gian không cho phép. Và cảm giác buồn buồn, kim châm, kiến bò ở chân rất hay diễn ra. Hiện tượng hay bị tê chân khi ngồi đó có phải là bệnh? Có cách giải quyết nào không?
Chúng ta cùng tìm hiểu một số đánh giá của các chuyên gia sức khỏe. Và cùng xem có những biện pháp nào giúp ngăn ngừa hay hạn chế điều đó xảy ra thường xuyên hay không?
Nguyên nhân khiến chân hay bị tê khi ngồi
Đối với dân văn phòng, nguyên nhân của hiện tượng hay bị tê chân khi ngồi đó là tắc nghẽn mạch máu. Do tập trung cao độ vào công việc nên ít để ý thay đổi tư thế. Nên một số điểm trên cơ thể nhất là bàn chân đeo tất, phần mông, đùi sau tiếp xúc với ghế và một phần ở lưng. Những nơi này chèn ép lâu khiến mao mạch ở đây bị làm hẹp lại.
Tìm hiểu thêm: Đau lưng và một số bài tập dãn cơ lưng
Lúc này, máu sẽ khó bơm từ tim đến các mao mạch phải qua những vị trí đó. Trao đổi chất xong máu cũng không quay ngược trở về tim được. Do vậy, chỉ sau thời gian ngắn thôi, bạn sẽ cảm giác vùng thắt lưng và chân bị tê bì.
Nếu tình trạng ấy diễn ra trong thời gian dài. Các mao mạch và mạch máu đó dần dính vào nhau gây tắc nghẽn trở thành bệnh.
Tuy nhiên, nếu bạn đang bị tê chân khi ngồi lâu một tư thế chưa chắc đã thành bệnh rồi. Do vậy, bạn cần ngăn chặn nó ngay từ đầu. Nếu hiện tượng đó liên tục cả khi bạn đã cố gắng thực hiện một số biện pháp chúng tôi kể dưới đây. Thì hãy đến gặp bác sỹ để chuẩn đoán chính xác nhất.
Những cách khắc phục khi hay bị tê chân khi ngồi
1/ Liên tục thay đổi tư thế ngồi ít nhất 30 phút/lần
Việc đầu tiên bạn cần làm là nên thay đổi tư thế làm việc liên tục. Cố gắng dài nhất là 30 phút/ lần.
Không phải là bạn phải ngọ ngoạy nhiều khi đang tập trung làm. Khiến mất năng suất công việc. Điều bạn cần là làm giảm thời gian 1 vị trí bị ép xuống ghế hay bị thắt lại quá lâu. Bạn chỉ cần nhấc chân lên 1 phút cũng là thay đổi. Hoặc đi lại trong phòng cứ 1 tiếng đi vài ba bước là được rồi.
Những vị trí bạn nên quan tâm là:
- Cổ chân, khớp dưới đầu gối.
- Phần đùi dưới tiếp giáp với ghế, mông
- Phần lưng dựa vào ghế.
- Cổ
Đây là những nơi thường xuyên bị ngưng hoạt động dài. Thật sự chú ý về nó sẽ giúp bạn tránh được những hiện tượng hay căn bệnh về tim mạch.
2/ Vươn vai, xoay khớp cổ và chân tay
Hết thời gian làm việc của một buổi. Bạn cần thực hiện vươn vai, xoay khớp cổ, khớp tay và chân một lúc trước khi nghỉ ngơi và di chuyển. Nó làm cho các mạch máu quen dần, tim bạn điều tiết lại với nhịp độ mới khi di chuyển.
Đồng thời, việc làm này khiến cơ thể đang ì chệ được hoạt động. Máu sẽ lưu thông tốt hơn.
3/ Sắp xếp thời gian tập luyện thể thao buổi sáng sớm hoặc tối muộn.
Cố gắng mỗi ngày, bạn hãy dành ra một ít phút cho việc tập thể lực.Cả một thời gian dài ngồi làm việc cơ thể đã ít vận động. Mạch máu và khả năng quen với cường độ hoạt động mạnh của cơ thể dần mất đi. Chỉ cần bạn phải làm việc gì đó nặng có thể sẽ khiến mạch máu bị vỡ hay bị nhồi máu cơ tim….
Do đó, nên tham khảo các chương trình tập thể hình hiệu quả. Hoặc thực hiện bài tập có dụng cụ – bài tập tay không khi về nhà. Giúp cơ thể vừa được vận động, máu được lưu thông. Vừa giúp cho bạn có khả năng hoạt động tốt khi cần.
Rất đơn giản. Bạn có thể mua dụng cụ về nhà để tập. Hiện nay, giá của chúng cũng không quá cao. Thường những dụng cụ giúp dân văn phòng tập luyện tại nhà tránh hiện tượng hay bị tê chân khi ngồi đó là:
- Máy chạy bộ bằng điện
- Nhảy dây
- Ai yêu cảm giác mạnh chơi đấm bao cát
- Tập Earobic, tập Yoga
- Đẩy tạ đứng, tạ ngồi….
Một số lưu ý khi tập luyện
Tuy rằng, việc vận động sẽ giúp cho bạn giảm trừ được rất nhiều hiện tượng hay bị tê chân khi ngồi. Nhưng nếu bạn bị các bệnh về xương khớp hãy nghe lời khuyên của chuyên gia sức khỏe.
Nếu hiện tượng tê bì của bạn kèm theo sưng đỏ hoặc bị tấy, mẩn nốt. Đó có thể là bệnh, chứ không phải là biểu hiện của sự mệt mỏi do ngồi lâu. Bạn nên thu xếp thời gian đi kiểm tra sức khỏe cho mình. Sau đó mới nên thực hiện các bài tập.
Điều cốt lõi trong việc giải quyết tê chân khi ngồi lâu là giúp cho hệ tuần hoàn được hoạt động trơn chu. Bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nữa miễn sao cho cơ thể vận động nhịp nhàng và không quá sức.