Bệnh thiếu máu hiện nay là khá phổ biến. Ở mức độ nhẹ sẽ không có biểu hiện nào rõ ràng. Chỉ có thể phát hiện khi kiểm tra xét nghiệm. Thiếu máu ở mức độ nặng thì sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân do đâu và cách chữa trị, phòng bệnh như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này của chúng tôi nhé!
Bệnh thiếu máu là gì?
Bệnh thiếu máu là tình trạng trong máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Dẫn đến máu bị thiếu oxy để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
Trong hồng cầu có chứa hemoglobin – là một protein giàu chất sắt. Protein này sẽ làm cho máu có màu đỏ, giúp các hồng cầu mang oxy tới cho tế bào. Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ loại protein này.
Có các loại thiếu máu phổ biến như: Thiếu máu do thiếu B12. Thiếu máu do thiếu folate, thiếu sắt, tán huyết, hồng cầu khổng lồ… Thiếu máu do bệnh mãn tính, bất sản vô căn hay thiếu hồng cầu hình liềm. Ngoài ra còn có tình trạng thiếu máu ác tính, thiếu máu địa trung hải…
Tác hại của bệnh thiếu máu
Thiếu máu tưởng chừng sẽ không có ảnh hưởng gì quá lớn. Bởi vì nó không có những biểu hiện bệnh rõ ràng. Chính vì thế mà nhiều người xem nhẹ, không khám và điều trị sớm. Bệnh tình ngày càng trở nên nặng hơn rất nhiều. Thiếu máu sẽ gây:
+ Các bệnh về tim mạch: tim sẽ không có đủ oxy để hoạt động khi bị thiếu máu. Tim sẽ bị đập nhanh hơn và dẫn đến đau thắt ở tim. Có cảm giác hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh hơn. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến suy tim và các nội tạng khác.
+ Nguy hiểm tới thai sản: Thời kì mang thai rất dễ khiến cho thai phụ thiếu máu. Nếu không được bổ sung đầy đủ trước và trong thời kì mang thai thì điều này là không thể tránh khỏi. Thiếu máu sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Nguy cơ đẻ non, bào thai suy dinh dưỡng. Có thể gây băng huyết, tỉ lệ tử vong cao nguy hiểm cả mẹ cả con.
+ Gây ảnh hưởng đến trí tuệ: Khi bị thiếu máu não sẽ làm giảm khả năng tập trung. Bị mau quên, năng suất lao động giảm sút do tư duy và nhận thức của não bị giảm. Khi thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể gây tổn hại đến thần kinh…
Dấu hiệu của bệnh thiếu máu
Bạn có thể không có triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể là:
- Tâm trạng cảm thấy gắt gỏng;
- Cơ thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hơn.
- Hay bị đau nhức đầu,
- Không thể tập trung hay suy nghĩ một vấn đề nào đó.
- Màu xanh ở lòng trắng của mắt.
- Móng tay bị giòn, dễ gãy.
- Ham muốn ăn đá hoặc những thứ phi thực phẩm.
- Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên đột ngột.
- Màu da nhợt nhạt, xanh xao.
- Khó thở, đau lưỡi….
Còn rất nhiều những biểu hiện khác mà chúng tôi chưa thể đề cập ở đây. Bạn hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sức khỏe bất thường nào nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu là gì?
Có rất nhiều những nguyên nhân từ chủ quan cho đến khách quan dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Một số nguyên nhân bị thiếu máu bao gồm:
+ Sự tiêu hủy các hồng cầu sớm hơn bình thường. Có thể gây ra bởi các vấn đề hệ thống miễn dịch.
+ Các bệnh lâu dài (mãn tính) như bệnh thận, ung thư, viêm loét đại tràng. Hay viêm khớp dạng thấp mãn tính, HIV…
+ Do mang thai, không đủ chất sắt cho cả mẹ và bé.
+ Thiếu hụt các vitamin cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu.
+ Thiếu máu do liên quan đến bệnh về tủy xương. Một loạt các bệnh, như bệnh bạch cầu và loạn sản tủy. Chúng có thể gây ra bệnh thiếu máu bằng ảnh hưởng đến sản xuất máu trong tủy xương.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin chúng tôi chia sẻ bạn có thể tham khảo để có thể phát hiện sớm nhất. Đến thăm khám bác sĩ kịp thời để có biện pháp chữa trị phù hợp nhất nhé. Bạn sẽ được lấy máu và xét nghiệm để xác định các chỉ số trong máu. Sau đó xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Từ đó có phương pháp điều trị cụ thể. Có thể là:
- Truyền máu.
- Truyền Corticosteroid hoặc các loại thuốc khác để ức chế hệ miễn dịch.
- Erythropoietin – thuốc giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn.
- Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic. Hoặc vitamin và khoáng chất khác.
Có thể phòng chống được bệnh thiếu máu không?
Bệnh thiếu máu hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cần áp dụng các chế độ ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống một cách khoa học.
Chú ý thói quen sinh hoạt và phong cách sống
Thông thường khi bạn chưa bị thiếu máu, hoặc không thấy có biểu hiện lạ gì. Cũng nên đi khám bệnh tổng thể định kì 6 tháng 1 lần. Nhằm phát hiện bệnh một cách sớm nhất.
Khi phát hiện mình bị thiếu máu hay bất kì một bệnh nào khác. Cần nghiêm chỉnh áp dụng chế độ điều trị, ăn uống ngủ nghỉ khoa học. Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích, chất có cồn… Đi ngủ đúng giờ giấc khoa học.
Chọn một chế độ ăn uống giàu vitamin
Nhiều loại bệnh thiếu máu là không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và vitamin. Cung cấp các chất như sắt, folate, vitamin B12, vitamin C…
Nếu bạn có tiền sử gia đình của thiếu máu di truyền. Chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm hay thalassemia. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn di truyền. Họ sẽ tư vấn cho bạn về nguy cơ và những rủi ro bạn có thể di truyền bệnh cho con bạn.
Hoài Thương/ Nguồn Hello Bác Sĩ